Tìm hiểu tính năng theo dõi giấc ngủ trên Fitbit

Admin 08/04/2020

Rem, Light, Deep : Thời gian bạn ngủ trong mỗi giai đoạn là bao nhiêu ?

Tính năng theo dõi giấc ngủ trên Fitbit

 

Bạn thức dậy cảm thấy mệt mỏi, tức giận hoặc cáu gắt?  Nếu bạn đang sử dụng Fitbit Versa 2, Fitbit Charge 4, Fitbit Charge 3, Fitbit Alta HR, Fitbit Versa hay Fitbit Ionic, dữ liệu giấc ngủ của bạn được cung cấp bởi các thiết bị đó sẽ cho bạn biết lý do vì sao bạn có tình trạng như vậy. Dựa vào nhịp tim và các chuyển động cơ thể của bạn, các thiết bị này sẽ ước tính thời gian bạn dành cho giấc ngủ nông, sâu, và REM. Khá tuyệt phải không? Mỗi giai đoạn ngủ  sẽ có các mục đích khác nhau, vì vậy hiểu được bạn dành thời gian bao lâu cho mỗi giai đoạn ngủ sẽ giúp bạn xác định và giải quyết các vấn đề liên quan đến giấc ngủ. Dưới đây, Techwear.vn sẽ tổng hợp từ các chuyên gia hàng đầu, phân tích những điều cơ bản mà bạn cần biết về từng giai đoạn ngủ.

Một số chuyên gia trong bài viết này : 

*/ Michael Grandner, MD- giám đốc chương trình nghiên cứu sức khỏe tại trường đại học  Arizona ở Tucson và là một chuyên gia tư vấn giấc ngủ của Fitbit.

*/ Allison Siebern - tiến sĩ, giáo sư trợ lý tư vấn tại Trung tâm khoa học và y học giấc ngủ Stanford và giám đốc chương trình tích hợp sức khỏe giấc ngủ tại các cựu chiến binh Trung tâm y tế các vấn đề tại Fayetteville, NC.

 

1. Hiểu về các giai đoạn của giấc ngủ


Các nhà nghiên cứu chia giấc ngủ thành 4 giai đoạn ngủ: 1,2 3 và REM. Nhưng để cho đơn giản hóa, Fitbit đã nhóm chúng lại với nhau. Trong ứng dụng, giấc ngủ của bạn sẽ rơi vào 3 giai đoạn:  LIGHT SLEEP (tạm dịch giấc ngủ Nông) , DEEP SLEEP REM. Dưới đây là ý nghĩa của từng giai đoạn :

 

Giấc ngủ nông - LIGHT SLEEP :


Giai đoạn 1: "Đây là giai đoạn giấc ngủ có một chút biến động, nông, chưa được thư giãn", theo như Michael Grandner. Tuy nhiên nó thường chuyển đổi nhanh chóng và vì vậy bạn không ở trong giai đoạn này quá lâu.
"Trong giai đoạn này, bạn vẫn nghe thấy mọi thứ và có ý thức". theo tiến sĩ Allison Siebern:  “Bộ não của bạn đã chìm vào giấc ngủ nhưng bạn lại không cảm thấy như bạn đang ngủ."


Giai đoạn 2: "Khi mọi người nói về giấc ngủ nông, đây là giai đoạn mọi người thường đề cập tới. Bạn ngủ say nhưng có thể dễ dàng thức giấc. Điều đó có nghĩa là giấc ngủ giai đoạn này không sâu và cũng không quan trọng hơn các giai đoạn khác. Nhưng nó cũng rất quan trọng bởi vì nó chiếm hơn một nửa thời gian ngủ"- chuyên gia Grandner nói. Đây là lúc cơ thể bạn xử lý kí ức, cảm xúc và quá trình trao đổi chất sẽ tự điều chỉnh. Vì thế, có rất nhiều bảo dưỡng cơ thể xảy ra trong giai đoạn này, hơi thở và nhịp tim của bạn có thể giảm nhẹ trong giai đoạn này.

 

Giấc ngủ sâu - DEEP SLEEP


Giai đoạn 3: Trong giấc ngủ sâu, bạn sẽ trở nên có ít phản ứng với các kích thích bên ngoài. Hơi thở chậm lại và cơ bắp được thư giãn, nhịp tim trở nên đều đặn hơn.


Giấc ngủ sâu chủ yếu thiên về cơ thể. Các bộ phận tư duy của não bộ phần lớn là ở ngoại tuyến. Cơ bắp của bạn sẽ rất thư giãn. Các giấc mơ sẽ không đến trong giai đoạn này. Đây là thời gian cơ thể bạn xây dựng và sửa chữa. Giấc ngủ sâu là giai đoạn cơ thể bạn bí mật tiết ra hormon, có liên quan đến việc tái tạo và sửa chữa tế bào. Theo các chuyên gia ở trên, giấc ngủ sâu cũng được chứng minh là giúp cho bạn tăng cường hệ thống miễn dịch.

 

Giấc ngủ REM


Nếu giấc ngủ sâu thiên về cơ thể, thì giấc ngủ REM thiên về bộ não. Bộ não hoạt động trong suốt giai đoạn REM và tất nhiên cơ thể của bạn sẽ không hoạt động trong giai đoạn này. Giống như bạn đang bị tê liệt vậy.


Giấc ngủ REM là thời gian hầu hết giấc mơ xảy ra và mắt bạn di chuyển nhanh theo nhiều hướng khác nhau (đó là lý do mà nó có tên Rapid Eye Movement). Nhịp tim tăng và hơi thở trở nên bất thường.


REM rất quan trọng trong điều tiết cảm xúc và trí nhớ. Não bộ của bạn sẽ xóa những thứ không cần thiết", chuyên gia Siebern nói. Nó cũng là giai đoạn đỉnh cao của sự tổng hợp protein, giữ cho nhiều quá trình trong cơ thể được hoạt động tốt.

 

2. Hiểu về chu kỳ giấc ngủ


Cơ thể bạn không chỉ chạm vào mỗi giai đoạn 1 lần/1 đêm, cũng không dành một lượng thời gian như nhau cho mỗi giai đoạn. Trong thực tế nó quay vòng qua tất cả giai đoạn nhiều lần trong 1 đêm. Mỗi chu kì trung bình 90 phút nhưng có một số chu kì có thể ngắn hơn tới 50 phút, cũng có chu kỳ dài hơn 100 phút và hơn thế nữa. Ở đây, theo chuyên gia Grandner, cách nó hoạt động là :

  • Chu kì 1: Trong giấc ngủ nông, bạn sẽ lướt qua giai đoạn 1 và chuyển qua giai đoạn 2. Ở đây bạn chỉ ở lại khoảng 10 phút hoặc hơn một tí rồi sau đó bạn sẽ chuyển nhanh tới giai đoạn ngủ sâu. Lúc này sẽ rất khó để thức dậy trong giai đoạn giấc ngủ sâu, đó là lý do vì sao cơ thể bạn cố gắn vượt qua nó càng nhanh càng tốt. Và đến thời điểm nửa đêm, giai đoạn ngủ này sẽ hoàn thành.
  • Chu kì 2: Bạn sẽ có giấc ngủ nhẹ hơn 1 chút, thời gian giấc ngủ sâu vẫn nhiều nhưng ít hơn trước và có nhiều hơn 1 chút giấc ngủ REM.
  • Chu kỳ 3: Bạn có thể đang có nhiều giấc ngủ nông , một chút giấc ngủ sâu và nhiều hơn 1 chút giấc ngủ REM.

Sau đó, trong nửa sau của đêm, các chu kì chủ yếu bị phá vỡ khi cơ thể bạn chỉ xen kẽ giữa giấc ngủ nông và giấc ngủ REM.


3. Theo dõi giai đoạn ngủ của bạn như thế nào với Fitbit?


Khi bạn nhấp vào “Sleep” từ bảng điều khiển ứng dụng Fitbit của bạn và sau đó chọn “Today”, bạn sẽ có thể thấy bạn đã dành bao nhiêu thời gian cho mỗi giai đoạn ngủ và mỗi giai chiếm bao nhiêu phần trăm trong cả giấc ngủ của bạn.
Trung bình, giấc ngủ nông sẽ chiếm khoảng 50 đến 60% hoặc nhiều hơn trong giấc ngủ của bạn. Cho dù bạn có ngủ nhiều hay ít trong giấc ngủ nông thì nó cũng không thực sự ảnh hưởng đến việc bạn cảm thấy nhiều, bởi vì nó không phải là thời gian dành cho giấc ngủ sâu và REM.


Giấc ngủ sâu- DEEP, chiếm 10 đến 25% giấc ngủ (phụ thuộc vào tuổi của bạn), không có cách nào thực sự có một giấc ngủ sâu quá, Grandner nói, cơ thể của bạn có một ổ đĩa tự nhiên của nó, vì vậy một khi bạn đáp ứng điều đó, nhu cầu sẽ tự tiêu tan và bạn sẽ chỉ bắt đầu đi vào giấc ngủ Rem và nông.


"Giấc ngủ sâu quá ít có thể khiến cơ thể mệt mỏi. Hai nguyên nhân chính có thể dẫn đến giấc ngủ ít sâu hơn là do tuổi – nó sẽ giảm khi bạn già đi và bất cứ điều gì cản trở giấc ngủ của bạn như đau, ốm, vấn đề y tế, ngưng thở khi ngủ và các rối loạn giấc ngủ khác". chuyên gia Grandner nói, chúng có thể làm cho bạn thoát khỏi giấc ngủ sâu 1 cách giả tạo khiến cho giấc ngủ của bạn trở nên nông hơn 1 chút.  Ngoài ra,theo cơ chế chia ca, cơ thể bạn muốn ngủ sâu và ban đêm và nó muốn tránh giấc ngủ sâu vào ban ngày. Vì vậy bạn có một sự chậm trễ tự nhiên về việc bạn sẽ mất bao lâu để vào đi vào giấc ngủ.


Cuối cùng là giấc ngủ REM chiếm 20-25% giấc ngủ của bạn và chủ yếu diễn ra vào nửa sau của đêm. "Quá ít giấc ngủ REM sẽ khiến bạn uể oải, kém tập trung và dẫn đến các vấn đề về trí nhớ. Đó là lý do tại sao bạn cần nghỉ ngơi trước các kỳ thi. Hầu hết các thuốc chống trầm cảm có thể làm giảm 1 nửa giấc ngủ Rem". chuyên gia Grandner nói.


Nhưng liên tục nhận được quá nhiều giấc ngủ Rem cũng có thể tạo ra nhiều vấn đề. Nếu bạn có nhiều hơn 25% giấc ngủ Rem, não bộ của bạn sẽ có nhiều hoạt động và vì thế có thể khiến bạn dễ tức giận, cáu khỉnh và thậm chí làm trần trọng thêm các triệu chứng trầm cảm và lo lắng.


Thức dậy thoải mái hơn và sảng khoái hơn


Khi phân tích dữ liệu giai đoạn giấc ngủ của bạn, hãy nhớ rằng tỉ lệ phần trăm ở trên là dựa trên mức trung bình diện rộng. Để so sánh số liệu thống kê của bạn với mức trung bình của những người khác cùng độ tuổi và giới tính, click vào Sleep trên bảng điều khiển và chọn “Benchmark”( Trong biểu đồ, phạm vi bình thường cho từng giai đoạn ngủ được hiển thị là vùng bóng mờ giữa 2 dòng). Mặc dù vậy, TechWear cũng lưu ý với bạn rằng, mỗi người có một nhu cầu ngủ khác nhau.

Bạn nên tự hỏi bản thân, bạn cảm thấy thế nào nếu các giai đoạn giấc ngủ của bạn rơi ra ngoài mức trung bình nhưng bạn lại cảm thấy tỉnh táo và khỏe khoắn, thì đó chính là  số lượng và chất lượng giấc ngủ mà cơ thể bạn cần. Hãy sử dụng đó làm cơ sở để bạn so sánh các phiên ngủ trong tương lai. Chúc các bạn luôn có những giấc ngủ tốt.

Nguồn: Tham khảo từ blog.fitbit.com

 


TechWear.vn - đại lý ủy quyền Fitbit chính hãng tại Việt Nam. Bảo hành 12 tháng toàn quốc, hỗ trợ trọn đời, miễn phí giao toàn quốc. Đảm bảo đúng hàng đúng chất lượng. Cam kết uy tín.

Bài viết liên quan