Phòng ngừa mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ | Đừng chủ quan!

Lâm Bình 18/05/2019

Gần đây, khi những thương hiệu Vòng đeo sức khỏe như Apple, Fitbit hay Garmin khởi động các chương trình nghiên cứu về Sleep Apnea – chứng ngưng thở khi ngủ thì Techwear.vn mới có nhận thức rõ ràng hơn về sự nguy hiểm của chứng bệnh này.

Chứng ngưng thở khi ngủ Sleep Apnea là gì mà các hãng thiết bị đeo sức khỏe lại chú trọng vào nó đến mức sản xuất hàng loạt các sản phẩm nhằm phát hiện chứng bệnh này? Hãy cùng Techwear.vn tìm hiểu dưới đây.

 

Ngủ ngáy có nguy cơ bị hội chứng ngừng thở khi ngủ rất cao

Chứng ngưng thở khi ngủ Sleep Apnea là gì?

Chứng ngưng thở khi ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng khi việc hít thở bị gián đoạn không mong muốn trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu bạn ngáy lớn tiếng và mệt mỏi kể cả khi ngủ đủ một giấc dài, bạn có thể mắc chứng ngưng thở khi ngủ.

Hội chứng ngừng thở khi ngủ là một rối loạn đặc trưng của bệnh lý hô hấp có liên quan đến giấc ngủ. Biểu hiện lâm sàng bằng những cơn ngừng thở từng lúc khi ngủ trong thời gian từ 10 giây trở lên, dẫn đến giảm nồng độ oxy trong máu, sau đó động tác hô hấp hoạt động trở lại thường phối hợp với sự thức dậy ngắn.

 

Ngừng thở khi ngủ xảy ra chủ yếu do bị tắc ống thở

 

Các loại ngưng thở khi ngủ chủ yếu:

  • Ngưng thở do tắt nghẽn: đây là nguyên nhân thường gặp và xảy ra khi các cơ ở cổ họng được thả lỏng.
  • Ngưng thở trung ương: xảy ra khi não không phát tín hiệu đúng cho cơ bắp điều khiển việc hít thở
  • Chứng phức hợp ngưng thở khi ngủ: xảy ra khi bệnh nhân bị ngưng thở do tắt nghẽn và trung ương.

Nếu bạn cảm thấy mình có các triệu chứng dưới đây và nghi ngờ bị chứng ngừng thở khi ngủ, hãy đến gặp bác sĩ ngay.

Triệu chứng nghi ngờ chứng ngừng thở khi ngủ

Dấu hiệu và triệu chứng của ngừng thở khi ngủ do tắt nghẽn và trung thương khá giống nhau. Chúng thường biểu hiện qua các dấu hiệu và triệu chứng thông thường nhất bao gồm:

  • Ngáy to
  • Ngưng thở lúc ngủ (do người khác phát hiện)
  • Thở hổn hển khi ngủ
  • Khô miệng khi thức dậy sáng
  • Nhức đầu vào buổi sáng
  • Khó ngủ, thức giấc nhiều lần trong đêm
  • Ngủ nhiều vào ban ngày
  • Khó tập trung, giảm trí nhớ
  • Dễ cáu gắt

 

Mệt mỏi, bức bổi, cảm thấy thiếu oxy khi thức là những dấu hiệu của chứng Sleep Apnea

Tại sao bạn nên có ý thức nguy hiểm về căn bệnh này?

Bởi vì chứng ngưng thở khi ngủ Sleep Apnea không phải là căn bệnh tuổi già, cũng không sinh ra bởi thói quen xấu của người bệnh. Nó có thể xảy ra và ảnh hưởng đến tất cả mọi đối tượng, kể cả trẻ em.

Tuy không xuất phát từ nguyên nhân thói quen sống cụ thể, nhưng chứng ngưng thở khi ngủ có thể bắt nguồn từ:

  • Đối với chứng ngưng thở khi ngủ do tắt nghẽn:

- Thừa cân: Béo phì làm tăng nguy cơ của hội chứng ngừng thở khi ngủ lên rất nhiều. Bởi mỡ bám xung quanh đường không khí có thể làm cản trở hô hấp.

- Chu vi cổ: người có cổ dày hơn thì đường hô hấp có thể sẽ hẹp hơn

- Đường hô hấp hẹp: thường là do bẩm sinh. Amidan hay cục thịt dư ở cổ (adenoids) có thể bị phình to và chặn đường hô hấp, đặc biệt ở trẻ nhỏ.

 

Hãy cẩn thận vì trẻ ngủ ngáy cũng là dấu hiệu cho thấy chứng bệnh

 

- Nam giới thường có chứng ngưng thở khi ngủ cao hơn phụ nữ 2 – 3 lần. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh cũng tăng khi nữ giới tăng cân hoặc sau khi mãn kinh.

- Tuổi tác: chứng ngừng thở khi ngủ sẽ xảy ra nhiều ở người lớn tuổi

- Di truyền: thành viên trong gia đình có chứng ngừng thở khi ngủ có thể sẽ làm tăng nguy cơ mắc chứng bệnh này của bạn

- Lạm dụng thuốc an thần hoặc rượu: những chất này có tác dụng thả lỏng cơ trong cổ họng. Từ đó có thể khiến chứng ngưng thở nghiêm trọng hơn.

- Hút thuốc: người hút thuốc có nguy cơ mắc chứng bệnh này cao hơn người không hút đến 3 lần. Nguyên do là hút thuốc sẽ làm tăng tình trạng viêm – giữ lại dung dịch ở phần trên đường hô hấp

- Nghẹt mũi: nếu bạn đang bị nghẹt mũi, bạn có thể mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắt nghẽn

 

Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ

 

  • Đối với chứng ngưng thở trung ương

Một số tác nhân ảnh hưởng đến chứng bệnh ngừng thở khi ngủ trung ương là do tuổi tác (người già và cao niên có nguy cơ hơn), nam giới có nguy cơ cao hơn nữ giới, bị rối loạn tim mạch, sử dụng chất gây mê, gây nghiện, đột quỵ,…

Biến chứng nguy hiểm khi mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ Sleep Apnea

Chứng ngừng thở khi ngủ thường bị xem nhẹ bởi nó khó phát hiện và không ảnh hưởng quá nhiều đến nhịp sống hằng ngày của người bệnh. Tuy nhiên, thực tế thì đây là một tình trạng rất nghiêm trọng. Bởi nó sẽ gây ra các biến chứng như:

  • Mệt mỏi vào ban ngày

Việc thức giấc liên tục liên quan đến hội chứng ngừng thở khi ngủ sẽ khiến việc hồi sức trong giấc ngủ là điều bất khả thi. Từ đó khiến cho người bệnh ban ngày dễ buồn ngủ, mệt mỏi, dễ cáu gắt, khó chịu.

Không chỉ vậy, người bệnh sẽ gặp khó khăn khi tập trung khi làm việc, di chuyển, giải trí. Bạn có thể sẽ cảm thất luôn nóng tính, buồn rầu hoặc chán nản. Đối với trẻ em bị mắc chứng ngừng thở khi ngủ, chúng sẽ học tập kém hơn và có vấn đề về cách cư xử.

 

Bạn sẽ dễ cảm thấy mệt mỏi vào ban ngày dù đã ngủ đủ giấc

 

  • Cao huyết áp hoặc vấn đề về tim

Do lượng oxy trong máu giảm đột ngột xảy ra lúc ngưng thở làm tăng huyết áp và làm căng hệ thống tim mạch. Từ đó dễ tăng nguy cơ huyết áp cao.

Không chỉ vậy, chứng bệnh này cũng có thể làm tăng nguy cơ tái phát đau tim, đột quỵ và gây rối loạn nhịp tim. Nếu người bệnh có vấn đề về tim, lượng oxy trong máu thấp nhiều lần có thể dẫn đến tử vong.

  • Bệnh tiểu đường loại 2: chứng ngưng thở tăng cao nguy cơ biến chứng kháng insulin và tiểu đường loại 2
  • Hội chứng chuyển hóa

Chứng rối loạn này bao gồm cao huyết áp, lượng cholesterol bất thường, cao huyết đường và tăng vòng eo, dẫn tới nguy cơ cao về bệnh tim.

 

Gây ảnh hưởng đến người khác

 

  • Biến chứng với thuốc và phẫu thuật

Người có chứng ngưng thở khi ngủ sẽ rất dễ có biến chứng sau phẫu thuật lớn vì họ dễ bị các vấn đề về hô hấp, đặc biệt là khi được gây mê và nằm ngửa.

  • Vấn đề về gan
  • Gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của người ngủ cùng

Chuẩn đoán hội chứng ngưng thở khi ngủ như thế nào? 

Đánh giá hội chứng ngừng thở khi ngủ thường là theo dõi qua đêm tại trung tâm giấc ngủ về hô hấp và các chức năng cơ thể lúc ngủ. Hoặc bạn cũng có thể lựa chọn thử nghiệm tại nhà. Các thử nghiệm bao gồm:

  • Đo đa kí giấc ngủ đêm: trong kiểm tra này, bạn sẽ được kết nối với thiết bị theo dõi hoạt động tim, phổi và não, mô típ thở, cử động chân tay và lượng oxy trong máu lúc ngủ.
  • Kiểm tra tại nhà: các bác sĩ có thể sẽ cho bạn các kiểm tra đơn giản để chẩn đoán chứng sleep apnea. Các kiểm tra này thường bao gồm đo nhịp tim, lượng oxy trong máu, mô típ hô hấp.

 

Sử dụng thiết bị cá nhân để theo dõi liên tục - thường xuyên

 

Bên cạnh đó, bạn có thể tự kiểm tra chứng ngưng thở khi ngủ tại nhà với các thiết bị đeo 24/7. Ví dụ như các sản phẩm Vòng đeo theo dõi sức khỏe Garmin Vivosmart 4, Garmin Forerunner 245, Foreunner 945,…

>> Xem cách đọc chỉ số SpO2 trên đồng hồ Garmin tại đây.

Nếu bạn nhận thấy chỉ số SpO2 trên đồng hồ Garmin có giá trị trung bình thấp hơn 90 – 95% thì nên đến bác sĩ để được tư vấn kĩ càng hơn bởi đây là dấu hiệu cho thấy bạn đang có triệu chứng của Sleep Apnea.

 

Chỉ số SpO2 của người không mắc chứng ngưng thở khi ngủ

Cách khắc phục hội chứng ngưng thở khi ngủ tại nhà

Bạn có thể tự chăm sóc bản thân nhằm hạn chế các triệu chứng của sleep apnea tại nhà. Hãy thử các cách dưới đây nhé:

  • Giảm cân: như Techwear.vn đã đề cập, béo phì là nguyên nhân khiến đường không khí bị thu hẹp lại. Trong một số trường hợp, chứng ngừng thở khi ngủ có thể sẽ giảm hoặc mất nếu bạn giảm về cân nặng an toàn. Nhưng chúng không được trị dứt điểm mà có nguy cơ tái lại khi bạn tăng cân.
  • Vận động thường xuyên: tập thể dục thường xuyên có thể giúp làm mất đi triệu chứng ngưng thở khi ngủ do nghẹt
  • Không uống rượu và sử dụng các loại thuốc gây mê, an thần: những thứ thuốc này sẽ khiến giãn cơ cổ họng, gây ảnh hưởng đến cơ bắp khi ngủ
  • Thay đổi tư thế ngủ: nằm ngửa có thể khiến cho lưỡi và vòm miệng mềm xuống đè lên cổ họng và chặn đường hô hấp. Bạn có thể thay đổi sang nằm nghiêng hoặc sấp, không kê gối quá cao.
  • Không hút thuốc

 

Vận động tích cực và giảm cân là 2 cách giúp bạn ngăn chặn nguy cơ bị Sleep Apnea

 

Thông thường, người bệnh sẽ không biết bản thân đang bị hội chứng ngừng thở khi ngủ. Người thân hay người ngủ chung giường thường sẽ là người đầu tiên phát hiện ra triệu chứng ngưng thở của bệnh nhân.

Do đó, hãy luôn có cảnh giác về căn bệnh này để ý thức được mức độ nguy iểm của căn bệnh, giúp phòng ngừa cho cả bản thân lẫn người thân của mình bạn nhé. Hy vọng bài viết đã giải đáp được mọi thắc mắc của bạn về căn bệnh Sleep Apnea này. Nếu có thắc mắc, vui lòng để lại bình luận dưới đây để được giải đáp nhanh nhất.

>> TÌM HIỂU THÊM VỀ VÒNG THEO DÕI SỨC KHỎE GARMIN VIVOSMART 4 <<

Bài viết liên quan