Apple Watch vs Android Wear - "Kẻ tám lạng, người nửa cân"
Apple Watch vs Android Wear: Giao diện
Nếu bạn từng có cơ hội sử dụng qua điện thoại và máy tính bảng của iOS lẫn Android, thì bạn sẽ có một nhìn nhận khá rõ về thẩm mỹ của Apple Watch và Android Wear, thiết bị đeo tay cũng tương tự.
- Apple Watch
Apple Watch có cách tiếp cận gọn gàng, đan xen các nút ứng dụng tròn, và bạn sẽ không phải lặn ngụp tìm kiếm ứng dụng vừa tải về từ watchOS 3.
Hai nút bấm vật lý bên hông sẽ hỗ trợ rất nhiều khi bạn muốn chuyển màn hình - ấn vào Digital Crown để trở về màn hình chính cũng như phóng to thu nhỏ. Nút còn lại thì sẽ giúp bạn trở lại màn hình trước đó.
Tại WWDC 2017, Apple đã bật mí về watchOS 4 sắp tới, với chức năng giúp Apple Watch chuyển đổi giao diện dễ dàng hơn với thanh cuộn dọc trên màn hình, và tùy biến mạng lưới ứng dụng từ dạng tổ ong sang dạng danh sách.
Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có nhiều lựa chọn giao diện mặt đồng hồ cho Apple Watch.
- Android Wear
Android Wear, mặt khác, hoàn toàn thoải mái cho phép bạn cài đặt mặt hiển thị đến từ bên thứ ba, nhưng cái gì cũng có cái giá của nó, sự đa dạng sẽ đôi lúc tạo sự rối rắm.
Nhưng tin mừng là Android Wear 2.0 đã giúp cải thiện vấn đề này: cho phép tương tác giao diện và tùy chỉnh theo ý thích cá nhân.
Hơn thế nữa, Wear 2.0 bổ sung thêm hỗ trợ nút xoay, và LG Watch là thiết bị đầu tiên chạy trên hệ điều này mới nhất của Google nay cũng có Digital Crown tương tự như Apple Watch, cho phép bạn di chuyển và phóng to. Vì sự tiện lợi này mà hi vọng những nhà sản xuất khác sẽ có cải tiến tương tự trong tương lai.
Ngoài ra, bạn còn có phần mềm trợ lý cá nhân - Google Assistant trong Wear 2.0, nâng cấp từ Google Now, thông minh hơn và ngôn ngữ phong phú hơn tích hợp với trí tuệ nhân tạo.
Lưu ý là cả hai nền tảng của Google và Apple đều ưu tiên sử dụng tính năng điều khiển bằng giọng nói nhiều hơn thao tác màn hình cảm ứng, nhằm tránh tình trạng sờn hoặc đơ nút điều khiển.
Google Assistant hiện tại thì được review là thông minh hơn Siri, nhưng cả hai thật sự vẫn cần cải thiện rất nhiều về tính năng xử lý thông tin qua câu lệnh của người dùng.
Lưu ý thứ hai là nếu bạn cần nâng cấp hệ điều hành, trước tiên hãy kiểm tra tính tương thích giữa Android Wear 2.0 với smartwatch của mình để đảm bảo đồng hồ Android Wear vận hành trơn tru sau khi cập nhật.
Apple Watch vs Android Wear: Tính năng theo dõi
- Apple Watch
Apple có quyết tâm mang tính năng theo dõi sức khỏe và thể chất vào smartwatch của mình bằng mọi giá, và Activity Rings cũng được phát triển thành nền tảng vận động riêng biệt.
Ngoài ra, nhờ vào các cảm biến, chúng ta sẽ có theo dõi GPS, nhịp tim, bước chân, giấc ngủ (nhờ ứng dụng thứ ba) và đồng bộ + xử lý dữ liệu thể chất với ứng dụng Health.
Những tính năng như Medical ID hay Research Kit cho thấy rằng Apple cực kì nghiêm túc và chu đáo về việc theo dõi sức khỏe người dùng.
Đặc biệt là tính năng chống nước lên đến 50m cũng như GPS hỗ trợ tối ưu cho hoạt động chạy bộ và bơi lội.
- Android Wear
Qua đến Android Wear, phần lớn các smartwatch cho phép bạn theo dõi hoạt động căn bản như đếm bước chân, giấc ngủ và nhịp tim. Và Google Fit là nền tảng hỗ trợ tối ưu hàng loạt các bài tập từ đơn giản đến phức tạp, từ chạy bộ, đạp xe, đến tập gym.
Riêng kết nối GPS thì chưa phổ biến và nếu có thì vẫn cần sự hiện diện của điện thoại thông minh gần bên, do đó vẫn còn nhiều bất tiện nếu bạn muốn thoát khỏi sự vướng víu của smartphone trong hành trình luyện tập của mình với Android Wear smartwatch.
Tóm lại, Apple và Google cân bằng điểm số khi nói đến tính năng theo dõi sức khỏe, nhưng với Android Wear thì còn tùy vào khả năng của phần cứng trong thiết bị.
Apple Watch vs Android Wear: Ứng dụng
Nhờ uy tín của Apple mà rất đông đảo kĩ sư phát triển phần mềm đã tham gia viết ứng dụng cho Apple Watch để làm tất cả mọi việc từ mở khóa xe hơi đến theo dõi chuyến bay tiếp theo hay gọi taxi. Do đó, hiện có hơn 10,000 ứng dụng sẵn có cho Apple Watch rất đa dạng và cực kì thú vị.
Bản thân Android Wear, đặc biệt là phiên bản 2.0, cũng tương tự, và cũng nhờ vậy, bạn sẽ giảm thiểu được thời gian "gắn bó" không cần thiết với chiếc điện thoại.
Thông báo từ ứng dụng trên điện thoại cũng hiển thị "ngon lành" trên Apple Watch lẫn Android Wear, thậm chí một số ứng dụng còn vận hành độc lập trên đồng hồ vô cùng tiện lợi.
Apple Watch vs Android Wear: Giá thành
Trong khi Apple đã định hình sản phẩm của mình vào hạng cao cấp, thì sự ra mắt của những thiết bị Android Wear hạng sang và cho thấy cả hai đang ngang bằng trên cán cân giá cả, và 'chiến tuyến' nào cũng có những sản phẩm đắt tiền.
Tuy nhiên, lợi ích từ việc cộng tác với nhiều nhà sản xuất giúp Android Wear đem lại nhiều lựa chọn sáng giá và cũng phù hợp túi tiền hơn.
Giá thành cũng là điểm mạnh của Android Wear khi mang nhiều lựa chọn hấp dẫn cho mọi hầu bao hơn, nhưng Apple Watch vẫn chưa từng làm người hâm mộ thất vọng, hay nói cách khác là "của đáng tiền".