Nếu bạn tò mò về các vùng nhịp tim và mục tiêu tập luyện nhịp tim là gì, hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé. Trình theo dõi Fitbit với tính năng PurePulse sẽ tự động xác định vùng nhịp tim của bạn, để việc bắt đầu tập luyện trở nên dễ dàng và nhanh chóng. Phương pháp tập luyện này giúp cải thiện kết quả, ngăn ngừa tập luyện quá sức và thậm chí có thể tránh được chấn thương khi tập luyện.
Tập luyện theo nhịp tim (Target Heart Rate Training) là gì?
Nghe có vẻ phức tạp, nhưng tập luyện theo nhịp tim có nghĩa là bạn theo dõi nhịp tim trong khi tập luyện và cố gắng giữ nó trong phạm vi an toàn đã được xác định hoặc vùng nhịp tim thích hợp với mục tiêu tập luyện của bạn.
Tìm hiểu về các vùng nhịp tim
Nếu bạn đang sở hữu một thiết bị đeo của Fitbit và sau khi đăng nhập vào tài khoản, ứng dụng Fitbit sẽ hiển thị cho bạn một biểu đồ đầy màu sắc mô tả thời gian bạn hoạt động trong ba vùng nhịp tim. Hiểu thêm một chút về cách các vùng nhịp tim này được hình thành có thể giúp bạn tận dụng tối đa việc tập luyện.
Các vùng nhịp tim được đặt ra bằng cách sử dụng nhịp tim tối đa, tức số lần cao nhất mà tim bạn có thể đập an toàn trong một phút. Fitbit sẽ sử dụng công thức đơn giản và phổ biến nhất là lấy con số 220 trừ đi số tuổi của bạn để ước tính nhịp tim tối đa của bạn. Vì vậy, một người 35 tuổi sẽ có nhịp tim tối đa là 185 (220 - 35 = 185).
Nếu bạn đã nhập năm sinh của mình khi tạo tài khoản Fitbit, thì ứng dụng sẽ mặc định theo công thức này để tính nhịp tim tối đa của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn đã biết nhịp tim tối đa của mình hoặc đặt giới hạn khác cho nhịp tim tối đa của mình, bạn có thể chọn “Account“ trên bảng điều khiển ứng dụng Fitbit, chọn “HR Zones”, sau đó bật “Custom Max Heart Rate”, và điền con số bạn muốn vào đó.
Khi Fitbit biết nhịp tim tối đa của bạn, thiết bị sẽ tạo ra ba vùng nhịp tim cho bạn. Mỗi vùng đại diện cho một mức độ cường độ hoặc tỷ lệ phần trăm về mức năng lượng khác nhau trong cơ thể cho ra một kết quả cụ thể. Bạn có thể tham khảo thông tin để tập luyện trong từng vùng dưới dây:
Tập luyện độ bền và sức (Peak)
- Cường độ: Mạnh (85 đến 100% nhịp tim tối đa của bạn)
- Lợi ích: Tăng cường hiệu suất và cho kết quả nhanh hơn
Tập luyện tim mạch (Cardio)
- Cường độ: Khó (70 đến 84% nhịp tim tối đa của bạn)
- Lợi ích: Xây dựng sức khỏe tim mạch và sức mạnh cơ bắp
Tập luyện đốt cháy mỡ thừa (Fat burn)
- Cường độ: Vừa phải (50 đến 69% nhịp tim tối đa của bạn)
- Lợi ích: Xây dựng độ bền hiếu khí và giúp cơ thể chuyển đổi mỡ thừa thành năng lượng.
Nếu bạn muốn tạo một vùng tim mạch tùy chỉnh, bạn cũng có thể thực hiện việc này trong cài đặt của “HR Zones” trên hồ sơ tài khoản của bạn. Bật “Custom Zone” và nhập giới hạn cao, thấp mà bạn muốn.
Luyện tập với trong vùng nhịp tim xác định
Bây giờ các vùng nhịp tim của bạn đã được đặt và bạn đã biết ý nghĩa của chúng, bạn có thể tập luyện với cường độ phù hợp.
Sử dụng thiết bị theo dõi sức khỏe Fitbit của bạn và bắt đầu tập luyện như bình thường. Khi bạn bắt đầu di chuyển, bất kể bạn đang sở hữu thiết bị đeo nào có hỗ trợ tính năng PurePulse, bạn sẽ thấy nó miêu tả trực quan các vùng nhịp tim của bạn.
Ví dụ, trong hình trên, bạn sẽ thấy biểu tượng trái tim hiển thị nhịp tim của bạn đang trong vùng tập luyện tim mạch. Bạn muốn tập luyện độ bền và tốc độ? Hãy cường độ tập luyện lên nhanh hơn để nhịp tim đi vào vùng “Peak”. Hay bạn đang tìm cách để đốt cháy chất béo? Hãy tập từ từ trở lại để nhịp tim hạ xuống vùng “Fat burn”. Khi bạn điều chỉnh tốc độ tập luyện, thiết bị của Fitbit sẽ nhanh chóng phản hồi ngay lập tức.
Nếu bạn chỉ thấy biểu tượng hình trái tim mà không có bất kỳ dấu gạch nào cả, và nhịp tim của bạn dưới 50% so với mức tối đa, nghĩa là bạn đang không ở trong vùng nhịp tim nào cả. Điều đó hoàn toàn bình thường! Nếu bạn tập luyện theo vùng nhịp tim, bạn chỉ cần tăng cường độ tập luyện lên là được.
Bạn được gi khi tập luyện theo vùng nhịp tim?
Khi kết thúc tập luyện của bạn, nhấp vào “Exercise” trên bảng điều khiển ứng dụng Fitbit của bạn để xem tóm tắt về bài tập của bạn. Ngoài việc xem thời lượng tập luyện, lượng calo đã đốt cháy và nhịp tim trung bình, bạn cũng có thể xem thời gian đã tập luyện cho mỗi vùng nhịp tim và nhịp tim của bạn dao động như thế nào quá trình tập luyện.
Hãy nhớ đeo thiết bị Fitbit một cách chính xác trên cổ tay để tránh có những thông tin sai lệch về nhịp tim của bạn trong lúc tập luyện nhé. Cách đeo đúng là hãy đeo đồng hồ vừa khít, không quá lỏng cũng không quá chật. Vị trí đồng hồ phải nằm dưới phần xương cổ tay và cách xương cổ tay khoảng chiều rộng bằng 2 ngón tay.
Nếu thông tin về nhịp tim của bạn có vẻ quá cao hoặc quá thấp dựa trên độ khó mà bạn cảm thấy trong lúc tập luyện mặc dù bạn đang đeo đồng hồ đúng, thì bạn nên đặt vùng nhịp tim tùy chỉnh.
Theo dõi nhịp tim rất hữu ích trong thời gian ngắn, nó giúp bạn đánh giá quá trình tập luyện của mình. Nếu bạn thay đổi phương pháp tập luyện, thiết bị cũng sẽ cập nhật theo từng lần tập luyện của bạn. Bạn càng tập luyện nhiều theo vùng nhịp tim, bạn càng đạt được mục tiêu nhanh hơn, kết quả tốt hơn trong bất cường độ tập luyện nào mà bạn chọn. Và đương nhiên sẽ ít có nguy cơ chấn thương hoặc tập luyện quá sức.
Lưu ý: Thông tin này chỉ dành cho mục đích hướng dẫn và không nhằm mục đích thay thế cho chẩn đoán hoặc điều trị y tế. Bạn không nên sử dụng thông tin này để chẩn đoán hoặc điều trị một vấn đề hoặc tình trạng sức khỏe. Luôn luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thay đổi chế độ ăn uống, thay đổi thói quen ngủ, uống bổ sung thực phẩm chức năng hoặc bắt đầu một thói quen tập thể dục mới.
>>> Xem ngay thiết bị theo dõi sức khỏe Fitbit tốt nhất tại Techwear <<<