SpO2 là gì? Tại sao chỉ số SpO2 lại quan trọng với cơ thể?

Admin 03/11/2018

Tại sao đo SpO2 là một tính năng "ghi điểm" nhất của đồng hồ Garmin và Fitbit?

SpO2 là một chỉ số đo độ bão hòa Oxy trong máu đang được kha khá hãng sản xuất Fitness Tracker xem trọng và tích hợp vào các thiết bị đo sức khỏe của mình. Nhưng bạn đã hiểu tại sao chỉ số này lại được xem trọng và là yếu tố được quảng cáo nhiều nhất cho các sản phẩm Fitness Tracker hay không?

Chỉ số SpO2 là gì?

SpO2 là tên viết tắt của Saturation of peripheral oxygen – hay còn gọi là độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi (Saturation là độ bão hòa). Chỉ số này được đo qua da, thông qua một đầu dò SpO2 kẹp ở đầu ngón tay, ngón chân hoặc dái tai.

 

Chỉ số SpO2 rất quan trọng với cơ thể

 

Nếu nói về nguyên lý đo SpO2 chính xác nhất, có khá nhiều khái niệm y khoa mà chúng ta chưa chắc đã hiểu hết. Nên dưới đây Techwear.vn xin phép chỉ đề cập đến cách đo SpO2 của các thiết bị theo dõi sức khỏe Fitness tracker.

Cụ thể, những chiếc vòng theo dõi sức khỏe như Fitbit hay Garmin sẽ tận dụng cảm biến ở mặt dưới đồng hồ để tính toán chỉ số SpO2. Các tia sáng xanh của cảm biến sẽ bắn vào các mạch máu, sau đó hấp thụ làn sóng ánh sáng đi qua các mạch máu dưới cổ tay. Sự biến thiên của sóng ánh sáng xuyên qua cổ tay sẽ cho ra giá trị của SpO2.

Tại sao chỉ số SpO2 thấp gây nguy hiểm cho cơ thể?

SpO2 được xem là một trong những dấu hiệu sinh tồn của cơ thể, bên cạnh 4 dấu hiệu sinh tồn truyền thống bao gồm mạch, nhiệt độ, huyết áp và nhịp thở. Theo nghiên cứu, chỉ số SpO2 bình thường là chỉ số có % 94%. Lúc này, tình trạng oxy hóa trong máu được xem là đảm bảo. Ngoài ra, bạn cũng cần biết các thông số dưới đây khi sử dụng tính năng này trên đồng hồ theo dõi sức khỏe:

  • SpO2 từ 97% - 99%: chỉ số oxy trong máu tốt
  • SpO2 từ 94% - 96%: chỉ số oxy trong máu trung bình, cần thở thêm oxy
  • SpO2 từ 90% - 93%: chỉ số oxy trong máu thấp – cần có y tá hoặc bác sỹ cho tham khảo ý kiến hoặc đến bệnh viên gần nhất kiểm tra
  • SpO2 thấp hơn 90% là một ca cấp cứu trên lâm sàng.

 

Bạn có thể đo SpO2 thường xuyên với các loại smartwatch theo dõi sức khỏe

 

Thực tế cho thấy chỉ số đo SpO2 của các thiết bị luôn không chính xác 100%. Nó có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như:

  • Sắc độ của móng tay, móng chân (nếu bạn sử dụng dụng cụ đo SpO2 chuyên dụng bằng cách kẹp vào đầu ngón tay, ngón chân)
  • Do Hb bất thường (Hb là tên gọi một thành phần của máu)
  • Do cử động
  • Bị nhiễu do ánh sáng phòng trong lúc đo (tuy nhiên đa số các thiết bị đã loại bỏ hiện tượng nhiễu do ánh sáng bên ngoài)
  • Do tình trạng giảm tưới máu mô (do choáng, sử dụng thuốc gây co mạch, hạ thân nhiệt nặng,…)
  • Do độ sai tiêu chuẩn của thiết bị đo (thường là ± 2%)

Những kiến thức trên có vẻ là chỉ dành cho bác sĩ, vậy tại sao ta phải hiểu và đo chỉ số SpO2 thường xuyên?

Như Techwear.vn đã đề cập, chỉ số SpO2 là một trong 5 dấu hiệu sinh tồn của cơ thể. Việc theo dõi chỉ số đo SpO2 thật sự rất cần thiết, giúp bạn nắm rõ được lượng oxy trong máu, biết được khi nào mình cần tiếp thêm Oxy cho máu hoặc đến bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường xảy ra.

Thực tế, ngày nay người ta không đặt câu hỏi: tại sao phải đo SpO2 thường xuyên. Mà đáng ra bạn nên hỏi: khi nào không cần đo SpO2? Vì chỉ số này vô cùng quan trọng và cần được xem xét thường xuyên, liên tục.

 

Người dùng thường xuyên leo núi đặc biệt cần phải đo chỉ số SpO2 liên tục

 

Liên hệ một tí cho đỡ khô khan nhé. Ứng dụng phổ biến nhất hiện nay của SpO2 là đo nồng độ bão hòa oxy trong máu cho các nhà thám hiểm, leo núi. Ở đó, khi bạn leo càng cao, nồng độ SpO2 sẽ càng thấp. Nhờ chỉ số SpO2, bạn sẽ có thể quyết định được mình có nên leo tiếp hay không, hoặc là nên dừng lại để tiếp tục chinh phục ở một cơ hội khác.

Ngoài ra, chỉ số này theo Techwear.vn cũng đặc biệt quan trọng cho người dùng lớn tuổi, có nhu cầu theo dõi sức khỏe sát sao.

[Thông tin thêm] Dấu hiệu sinh tồn thể hiện như thế nào trên cơ thể con người?

Dấu hiệu sinh tồn là các dấu hiệu cho thấy bệnh nhân đang sống. Nó bao gồm: nhịp tim, nhịp thở, nhiệt độ, huyết áp, độ bão hòa oxy trong máu. Các dấu hiệu này thay đổi theo độ tuổi, giới tính, cân nặng, lượng vận động (tập thể dục) và các điều kiện ngoại cảnh khác.

  • Nhiệt độ

Nhiệt độ thay đổi tùy theo giới tính, hoạt động thể lực, thức ăn và đồ uống đưa vào, thời gian trong ngày hoặc phụ nữ đang trong thời kì kinh nguyệt. Khi nhiệt độ quá cao (sốt - trên 101 độ F) hoặc quá thấp (hạ thân nhiệt - dưới 95 độ F) thì cần phải kiểm tra lại các dấu hiệu tiếp theo.

 

Nhiệt độ cơ thể người thay đổi tùy theo nhiệt độ, môi trường, giới tính, lượng vận động,...

 

  • Nhịp thở

Nhịp thở là số lần bệnh nhân thở trong vòng 1 phút. Con số này có thể tăng nếu bệnh nhân đang bệnh nặng. Nhịp thở bình thường khi nghỉ ngơi là 15 đến 20 nhịp/p. Nếu nhịp thở nhanh hơn 25 nhịp/p hoặc dưới 12 nhịp/p thì coi như bất thường.

 

Nhịp thở cũng bị ảnh hưởng bởi lượng vận động của bạn

 

  • Mạch (nhịp tim)

Ở người lớn khỏe mạnh, mạch thường dao động trong khoảng từ 60 đến 100 nhịp/p. Với trẻ em, mạch của bé gái có thể nhanh hơn các bé trai và dễ tăng trong các hoạt động thể lực, bệnh lý, chấn thương và cảm xúc.

Thông thường, các bác sĩ sẽ dùng cách kiểm tra mạch truyền thống là đặt ngón tay trỏ và ngón giữa gần cổ tay bên ngón cái của bệnh nhân và đếm mạch. Tuy nhiên, bạn có thể tự kiểm soát chỉ số này tại nhà bằng cách sử dụng các loại vòng theo dõi sức khỏe tại nhà và tập thể dục thường xuyên để có một trái tim khỏe mạnh.

 

Bạn nên kiểm soát nhịp tim thường xuyên để phát hiện bệnh tiềm ẩn kịp thời

 

  • Huyết áp

Các số đo huyết áp gồm 2 trị số: huyết áp tối đa (tâm thu) và huyết áp tối thiểu (tâm trương). Căn cứ vào 2 trị số này để chẩn đoán huyết áp thế nào là bình thường. 

- Huyết áp bình thường: huyết áp tâm thu < 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg

- Huyết áp cao: huyết áp tâm thu từ 140mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trường từ 90mmHg trở lên.

- Tiền cao huyết áp: Giá trị nằm giữa huyết áp bình thường và cao huyết áp

- Huyết áp thấp: huyết áp tâm thu dưới 100mmHg

 

Đo huyết áp thường xuyên là điều phải làm với người trung niên và cao tuổi

 

Để kết luận một người bị cao huyết áp hay không, người ta cần căn cứ và trị số huyết áp của nhiều ngày. Do đó, bạn phải thường xuyên đo huyết áp trong nhiều ngày và nhiều lần mỗi ngày.

Hiện đã xuất hiện một loại smartwatch đo huyết áp là Omron HeartGuide để đo huyết áp khá chính xác. Tuy nhiên sản phẩm có giá thành khá cao nên chưa thể phổ biến rộng rãi.

  • Độ bão hòa oxy trong máu

Như Techwear.vn đã đề cập ở trên, độ bão hòa oxy trong máu trên 94% được xem là bình thường. Bạn có thể kiểm tra chúng thường xuyên nếu sở hữu một số loại smartwatch cao cấp như Garmin Fenix 5X Plus hay mẫu Garmin Forerunner 945 mới nhất.

 

Garmin Vivosmart 4 là một trong số smartband hiếm hoi có thể đo SpO2 trong điều kiện hoạt động hằng ngày

Những thiết bị theo dõi chỉ số SpO2 tốt nhất

Trên thị trường có khá nhiều thiết bị đo SpO2 chuyên dụng và có thể dùng cho cả gia đình. Tuy vậy, thay vì phải chi nhiều phí cho những thiết bị này, Techwear.vn gợi ý bạn có thể sử dụng những mẫu vòng theo dõi sức khỏe đến từ Garmin.

Đây là thương hiệu theo dõi sức khỏe, thể thao uy tín đã nhận được nhiều sự tin dùng của khách hàng. Ngoài ra, Techwear.vn là đại lý phân phối đồng hồ Garmin chính hãng tại Việt Nam, có tiếng Việt đầy đủ và hỗ trợ bảo hành tại FPT nên bạn có thể yên tâm sử dụng chúng.

Garmin Fenix 5X Plus

Đây là dòng đồng hồ thông minh Garmin đầu tiên có sở hữu tính năng Pulse Ox đo chỉ số SpO2 dành riêng cho những người dùng đam mê thám hiểm, leo núi. Tất nhiên nếu bạn không phải là fan của bộ môn này cũng vẫn sử dụng được. Một số ưu điểm của Garmin Fenix 5X Plus:

  • Cảm biến Pulse Ox giúp đo SpO2 với độ chính xác cao, đặc biệt hữu ích khi bạn ở độ cao lớn.
  • Có định vị GPS, có thể xem bản đồ, đo quãng đường đã đi, đo các chỉ số sức khỏe khác.
  • Phù hợp với nhu cầu phiêu lưu thám hiểm với thiết kế “bụi bặm”, được trang bị kính Sapphire chống trầy, lớp vỏ được làm từ thép không gỉ hoặc Titanium các-bon giống kim cương (DLC)
  • Có thể lưu trữ và phát nhạc lên tới 500 bài hát, nghe nhạc thông qua tai nghe bluetooth
  • Pin tối đa 18 ngày ở chế độ thông minh, 11 giờ ở chế độ GPS có phát nhạc

Xem thêm các ưu điểm khác của Garmin Fenix 5X Plus tại đây

 

Garmin Fenix 5X Plus chỉ thích hợp cho người có cổ tay to

Garmin Vivosmart 4

Garmin Vivosmart 4 là vòng đeo theo dõi sức khỏe mới nhất trong dòng Garmin Vivo series. Chiếc đồng hồ theo dõi sức khỏe này được thiết kế nhỏ gọn hơn, phù hợp với nhu cầu sử dụng hằng ngày của người dùng. Tất nhiên khả năng đo SpO2 là một trong những tính năng “ghi điểm” nhất của Vivosmart 4. Nhưng ngoài ra, một số tính năng khác dưới đây cũng là yếu tố "đáng tiền":

  • Nhỏ gọn, chất liệu silicone nhẹ, chống nước, có thể đeo 24/7
  • Có nhiều kích cỡ, phù hợp với người dùng có chu vi cổ tay từ 12.2cm trở lên
  • Theo dõi đầy đủ các chỉ số thể chất quan trọng. Bao gồm: đo nhịp tim, theo dõi Stress, theo dõi VO2 Max, SpO2, theo dõi năng lượng cơ thể (Body Battery),…
  • Nhắc nhở hoạt động
  • Nhận thông báo tin nhắn thông minh
  • Thời lượng pin kéo dài 7 ngày cho một lần sạc

Mua ngay vòng đeo theo dõi sức khỏe Garmin Vivosmart 4 - Hỗ trợ vận chuyển MIỄN PHÍ toàn quốc.

Garmin Vivosmart 4 nhỏ - gọn - nhẹ - thích hợp cho nữ giới và người lớn tuổi

Garmin Forerunner 945

Garmin Forerunner 945 là sản phẩm cao cấp tiếp theo của Garmin. Mẫu smartwatch này có kích thước 47mm, chuyên dùng cho các hoạt động thể thao ngoài trời với khả năng theo dõi chi tiết các chỉ số như: Vo2 Max, Training status, training effect (aerobic và anaerobic), đo Pulse OX (cả khi leo núi lẫn tính năng sức khỏe), cập nhật bản đồ địa hình màu, hỗ trợ khả năng nghe nhạc offline với bộ nhớ trữ 1000 bài hát,...

Hiện tại, Garmin Forerunner 945 dự kiến chính thức lên kệ vào giữa tháng 5/2019 tại Techwear.vn. Bạn có thể tham khảo thêm về đồng hồ Garmin Forerunner 945 tại đây. 

Cách sử dụng tính năng Pulse Ox đo SpO2 trên đồng hồ Garmin

Bạn có thể sử dụng tính năng đo SpO2 trên đồng hồ Garmin bất cứ lúc nào. Chỉ cần bật công cụ Pulse Ox. Sau đó, bạn hãy giữ yên cổ tay và duy trì khoảng một phút để đồng hồ đo lường. Kết quả đo sẽ được thể hiện dưới dạng tỷ lệ phần trăm.

 

 

Nhìn chung, việc sở hữu một chiếc đồng hồ thông minh theo dõi sức khỏe nói chung, hoặc SpO2 nói riêng là một cách bảo vệ sức khỏe chu đáo nhất mà bạn có thể áp dụng. Không chỉ theo dõi những chỉ số sức khỏe của bản thân một cách chính xác nhất mà bạn còn có thể trải nghiệm sự tiện nghi hơn trong cuộc sống, biết trước và phòng ngừa được những tình huống bất ngờ có thể xảy ra. Hãy bảo vệ sức khỏe của bản thân mọi thời điểm, mọi nơi bạn nhé.

Bài viết liên quan