Hiện nay, các hãng đồng hồ thông minh đều sở hữu riêng cho mình một hệ điều hành riêng biệt, những hệ điều hành này hỗ trợ khá đầy đủ về các chức năng trên Smartwatch. Ticwatch cũng không ngoại lệ, hãng đã trang bị cả hai nền tảng mạnh mẽ chạy trên đồng hồ thông minh Ticwatch với tên gọi: Wear OS và RTOS.
Vậy bạn có thắc mắc về sự khác biệt giữa hai nền tảng đang chạy trên đồng hồ Ticwatch? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết, để xem đâu là lựa chọn phù hợp nhất với bạn nhé!
Wear OS by Google
Nói theo cách dễ hiểu: Wear OS là hệ điều hành do Google phát triển (trước đây có tên Android Wear) nhằm sử dụng cho các loại đồng hồ thông minh hiện nay. Đây được xem là hệ điều hành tùy biến tốt nhất dành cho Smartwatch với kho ứng dụng cực kỳ đa dạng.
RTOS
RTOS là tên viết tắt của cụm từ Real-time operating system. Đây là hệ điều hành gốc của Ticwatch với khả năng vận hành ổn định, mượt mà và không ngốn pin. Tuy nhiên, nền tảng này bị hạn chế bởi khả năng tùy biến.
Sự khác biệt giữa Wear OS là RTOS trên đồng hồ Ticwatch
Mức giá
Tất nhiên, giá cả của một chiếc đồng hồ thông minh Ticwatch còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Thiết kế, nền tảng và những tính năng đi kèm sản phẩm. Hầu hết các dòng sản phẩm của Wear OS sẽ đắt hơn so với RTOS bởi nó trang bị nhiều tính năng hữu ích hơn cho việc sử dụng hàng ngày và một số tính năng nâng cao.
Được biết, một số mẫu đồng hồ Ticwatch dựa trên nền tảng Wear OS có mức giá từ $250 - $400 (khoảng 5,760,500 VND - 9,216,800 VND). Trong khi đó một số mẫu đồng hồ có nền tảng RTOS lại có mức giá phổ thông hơn.
Thời lượng pin
Những mẫu đồng hồ thông minh Ticwatch dựa trên nền tảng Wear OS thường có mức pin hoạt động trung bình từ 2 – 3 ngày ở chế độ thông minh. Cụ thể là Ticwatch Pro 3 có viên pin 577 mAh có thể hoạt động đến ba ngày. Bên cạnh đó, những mẫu đồng hồ Ticwatch được sử dụng nền tảng RTOS đều có lượng pin khá dài, có thể đạt đến 10 ngày sử dụng chỉ với một lần sạc.
Khả năng chống nước
Dù bạn đang sử dụng hệ điều RTOS hay Wear OS thì các mẫu đồng hồ thông minh Ticwatch đều có khả năng chống thấm nước khá tốt. Với chỉ số IP68 được trang bị: đây là chỉ số bảo vệ khỏi độ ẩm, chịu được nước ở mức độ nhẹ - điều này có nghĩa bạn có thể vừa đi vừa sử dụng đồng hồ dưới trời mưa mà không lo hỏng máy. Tuy nhiên, nếu muốn đeo chúng khi xuống hồ bơi cho việc theo dõi hoạt động dưới nước, bạn phải cần đến sự bảo vệ mạnh mẽ hơn để tránh tình trạng vô nước.
Giờ đây, bạn có thể yên tâm khi Mobvoi trang bị khả năng chống nước tiêu chuẩn 5ATM cho cả hai nền tảng. Nó có thể chịu được áp suất nước dưới 50 mét và không ảnh hưởng lên đồng hồ. Điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể đeo chúng xuống hồ bơi và bắt đầu theo dõi hoạt động cá nhân.
Ứng dụng bên thứ ba
Wear OS vốn là hệ điều hành mở rộng nó sở hữu nhiều ứng dụng bổ sung kể từ khi ra mắt Wear 2.0 vào tháng 2 năm 2017 - điều này bao gồm các ứng dụng bên thứ ba. Tuy nhiên, RTOS không bổ biến như Wear OS nên Moboi đã giới hạn trong việc hỗ trợ ứng dụng từ bên ngoài.
Theo dõi sức khỏe (Đo nhịp tim/ SpO2)
Chắc chắn rằng, việc theo dõi sức khỏe là một trong những tính năng hàng đầu mà Mobvoi cung cấp bao gồm khả năng đo nhịp tim 24/7 và SpO2 trên cả hai nền tảng. Các mẫu đồng hồ Ticwatch hiện nay sử dụng cảm biến đo nhịp tim nhằm đưa ra những dữ liệu về nhịp tim chính xác trong quá trình tập luyện như chạy độ, đạp xe - từ đó đồng hồ sẽ đưa ra những cảnh báo nếu nhận thấy nhịp tim có dấu hiệu bất thường.
Không chỉ vậy việc đo nồng độ oxy trong máu (SpO2) khá quan trọng khi vận động, thông qua đó bạn có thể biết cần bao nhiêu lượng oxy để duy trì hoạt động. Nếu không cung cấp đủ lượng oxy cần thiết, tế bào não sẽ chết dần, dẫn đến tình trạng đột quỵ.
Tính năng khác
Wear OS được trang bị nhiều tính năng hữu ích cho người dùng.
Ngoài việc trang bị những tính năng cơ bản, nó còn giúp bạn nhận được các thông báo trực tiếp trên cổ tay từ điện thoại và thực hiện cuộc gọi ngay trên đồng hồ thông qua việc kết nối Bluetooth hoặc đồng hồ có hỗ trợ LTE.
Bên cạnh đó, đồng hồ Ticwatch sử dụng nền tảng Wear OS đều được trang bị một số dịch vụ và ứng dụng từ Google. Nó bao gồm Google Assistant, Google Fit, Google Pay,… Thậm chí là tích hợp GPS định vị nhằm theo dõi quá trình tập luyện như chạy độ, đạp xe,… và cả số bước, khoảng cách khi chạy và nhịp tim khi hoạt động.
Mặt khác, một số mẫu đồng hồ Ticwatch sử dụng nền tảng RTOS – đây là hệ điều hành tương đối ổn định, thường có giao diện đơn giản, mượt mà và dễ sử dụng. Chủ yếu chúng được trang bị những tính năng cơ bản và theo dõi tập luyện.
Bạn nên chọn hệ điều hành nào?
Thực chất, dù bạn chọn hệ điều hành Wear OS hay RTOS chúng đều cung cấp cho bạn những tính năng vững chắc. Nhưng nếu bạn muốn sở hữu nhiều cải tiến cũng như các ứng dụng bên thứ ba thì Wear OS là lựa chọn tốt nhất bạn có thể trải nghiệm. Tuy nhiên, nếu bạn cần một nền tảng ổn định, có khả năng hoạt động mượt mà và phục vụ tốt những điều cơ bản cùng lượng pin 10 ngày thì RTOS là hệ điều hành phù hợp dành cho bạn.