Tính năng ECG trên đồng hồ thông minh

Đăng bởi Phương Thảo vào lúc 12/03/2023

Đo nhịp tim vốn là một tính năng không thể thiếu của đồng hồ thông minh và các thiết bị đeo tay theo dõi thể thao. Nhưng không phải cứ sở hữu tính năng đo nhịp tim thì thiết bị đó có thể đo cả điện tâm đồ (ECG/EKG) và cũng không phải là thiết bị nào có ECG cũng đạt độ chính xác theo tiêu chuẩn của FDA.

Công nghệ này được thiết kế để giúp người dùng theo dõi chặt chẽ sức khỏe tim mạch của họ và thậm chí có thể được sử dụng để giúp xác định chứng rung tâm nhĩ (AFib) một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ.

 

Tính năng ECG trên đồng hồ thông minh

 

Vậy điện tâm đồ là gì và tại sao đây lại là một tính năng hữu ích trên đồng hồ thông minh? Cùng Techwear tìm hiểu thử nhé.

 

Điện tâm đồ là gì?

Hầu hết các thiết bị đeo đều có máy đo nhịp tim quang học, sử dụng ánh sáng xuyên qua da và theo dõi lượng ánh sáng hấp thụ trở lại, cảm biến sẽ phân tích sự thay đổi của lưu lượng máu chảy qua. Từ đó đo lường và phân tích kết quả đầu ra như nhịp tim, số nhịp tim trong một khoảng thời gian đều được ghi lại.

 

Tính năng ECG trên đồng hồ thông minh

 

Sau này khi công nghệ quang học càng ngày càng phát triển hơn thì tính năng đo nhịp tim cũng được đòi hỏi ở mức cao hơn với độ chính xác hơn. Và thế là điện tâm đồ ra đời với nhiệm vụ đo mức độ hoạt động của tim bạn. Tính năng này vô cùng hữu ích cho những người yêu hoạt động vì nhờ nó mà bạn có thể biết được rằng tim mình có đang hoạt động quá tải hay không.

 

Làm thế nào công nghệ ECG có thể cứu sống bạn?

Điện tâm đồ được đo bởi các thiết bị y tế chuyên dụng thì đương nhiên độ chính xác sẽ cao. Vây còn các thiết bị đeo thông minh có tính năng đo ECG thì sao? Đương thực để đảm bảo tính chính xác của tính năng này thì các hãng công nghệ phải thông qua kiểm định nghiêm ngặt của FDA. Và đây là một số cách mà công nghệ ECG có trong đồng hồ thông minh có thể cứu mạng bạn.

 

Tính năng ECG trên đồng hồ thông minh

 

Rung tâm nhĩ

Rung tâm nhĩ là một tình trạng tim ở trạng thái hoạt động nhanh và bất thường. Điều này thường dễ xảy ra và có khả năng gây chết người. Tuy nhiên tình trạng này không kéo dài liên tục nên rất để khó phát hiện. Và người dùng không thể lúc nào cũng có thể đeo cá thiết bị y tế còng kềnh theo bên mình nên đó là lý do các thiết bị cá nhân có hiệu quả trong việc nhận dạng loại rối loạn nhịp tim đặc biệt này hơn.

Điều này có nghĩa là bạn có thể đo điện tâm đồ bất cứ khi nào bạn cảm nhận được các bất thường hay trong một bối cảnh quan trọng. Ví dụ, nếu bạn vừa chạy bộ về và cảm thấy hơi mệt hay vào buổi tối khi nghỉ ngơi chẳng hạn. 

 

Tính năng ECG trên đồng hồ thông minh

 

Tiến sĩ Tony Faranesh, một nhà khoa học nghiên cứu cấp cao tại Fitbit cho biết các thiết bị Fitbit xác định rung tâm nhĩ thông qua cảm biến nhịp tim PPG dựa trên quang học. Điều này giống như Apple, mặc dù cả 2 đều sử dụng cảm biến PPG để kiểm tra nhịp tim nhưng có vẻ như người dùng Fitbit sẽ phải cài đặt để quét các dấu hiệu của Afib hơn thay vì tự động quét liên tục như Apple.

 

Nên đo điện tâm đồ bao lâu một lần?

Nếu bạn là một người khoẻ mạnh có nhịp tim ở mức bình thường thì bạn chỉ cần thực hiện kiểm tra điện tâm đồ định kỳ để kiểm tra xem mọi thứ có ổn định không. Nhưng nếu bạn bị cảm giác tim đập nhanh, tức ngực hoặc có những giai đoạn cảm thấy không khỏe, thì bạn nên đo ECG ngay lập tức.

 

 

Giám đốc thuật toán nghiên cứu của Fitbit, Conor Heneghan, nói rằng: “Các vấn đề về tim mạch luôn xảy ra một cách đột ngột và không hề liên tục. Do đó khi người dùng có các triệu chứng lạ về tim mạch thì việc đo điện tâm đồ tức thì sẽ khiến họ yên tâm hơn. Và nếu họ nghi ngờ về chỉ số sinh học của mình thì có thể ghi lại chúng và thảo luận sau với bác sĩ về tình trạng gặp phải.”

Tuy nhiên, Fitbit nói riêng cùng một số hãng khác nói chung cũng khuyến nghị rằng tính năng ECG chỉ nên được sử dụng bởi những người từ 22 tuổi trở lên.

 

Các cảnh báo giả

Các thiết bị đeo cá nhân có tích hợp điện tâm đồ cho phép người dùng có thể phát hiện một loạt các vấn đề về tim, cho dù việc này cũng đã giải quyết được tính cấp bách trong những lúc cần thiết nhưng điều đó không có nghĩa là chúng có thể thay thế các ý kiến của bác sĩ.

Tiến sĩ Keith Grimes - Giám đốc Y tế tại Babylon Health cho biết: “Đọc chỉ số ECG rất khó. Công nghệ hiện tại sử dụng thiết bị y tế sinh học để phát hiện những bất thường phổ biến, nhưng với điện tâm đồ được đo cá nhân không qua các loại máy móc chuyên khoa, giống như trên Apple Watch hay các smartwatch khác thường chỉ có tính tương đối chứ không chính xác hoàn toàn được.”

 

Tính năng ECG trên đồng hồ thông minh

 

Trong thực tế không hề thiếu các trường hợp đột quỵ do tim mạch được cứu sống kịp thời bởi các thiết bị đeo có tính năng ECG. Nhưng mặt khác, một số vấn đề nghiêm trọng dễ bị bỏ qua hoặc những chỉ số được đồng hồ thông minh thu được có thể khiến mọi người hoang mang lo sợ. Tiến sĩ Grimes gọi đây là trường hợp “âm tính giả” và “dương tính giả”.

Mặc dù nhiều người trong ngành y tế đang cảnh báo mọi người cảnh giác với kết quả họ nhận được từ các thiết bị đeo hoặc thiết bị ECG khác, nhưng việc tự chủ động kiểm soát sức khỏe tại nhà vẫn ngày càng trở nên phổ biến hơn theo thời gian. Nhưng tốt nhất bạn nên đến gặp chuyên gia y tế nếu bạn thấy lo lắng về kết quả nhận được.

 

Tại sao nên mua một chiếc đồng hồ thông minh ECG?

Đồng hồ thông minh ECG có thể phát hiện chứng rung tâm nhĩ - một tình trạng gây ra nhịp tim không đều và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đột quỵ. Đo điện tâm đồ trên đồng hồ có thể cho bạn biết liệu bạn có nhịp tim khỏe mạnh hay không nhưng đối với nhiều người, tính năng này chỉ có cho vui hoặ chỉ sử dụng một lần rồi quên. Ngược lại đối với một nhóm lớn người dùng, việc có khả năng ECG có thể cực kỳ có lợi.

Hiện 2 cái tên nổi bật trong linh vực này là đồng hồ thông minh của Apple và Fitbit với khả năng xuất biểu đồ ECG về nhịp tim của bạn, điều này có thể giúp ích rất nhiều khi thảo luận với bác sĩ của bạn.

 

Tính năng ECG trên đồng hồ thông minh

 

“ECG trên thiết bị đeo có mức giá khá cao so với phân khúc người dùng hiện nay. Với những gì mang lại thì chúng có thể sẽ có lợi hơn cho người dùng trên 50 tuổi hơn so với những người 20 tuổi, nhưng chúng tôi đang cố gắng tạo ra thứ gì đó cho tất cả mọi người," Tiến sĩ Conor Heneghan - Giám đốc Nghiên cứu Thuật toán tại Fitbit đã thổ lộ.

"Afib có thể đến và đi, cũng như các điều kiện ảnh hưởng đến nhịp tim của bạn. Vì vậy việc sở hữu một thiết bị có thể lưu trữ dữ liệu tim bất cứ lúc nào sẽ trở thành một vũ khí bảo vệ sức khỏe cực kỳ mạnh mẽ để bạn tùy ý sử dụng", ông nói.

>> Xem thêm danh sách những chiếc đồng hồ thông minh đo ECG đáng tin cậy


techwearVn studio youtube đánh giá smartwatch

CHIA SẺ - BÌNH LUẬN

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Techwear.VN
KHÁCH HÀNG THÂN THIẾT
Nhận nhiều ưu đãi hơn